minvitamoon-blog

(Note to non-Vietnamese Readers: The English translation of this post is provided below)

Trưa 04/06/2017
… Lật giở lại những dòng nhật kí nọ, tôi đã viết vào một buổi trưa nào, …

Trưa 18/11/2015

Đã bao lần, bao lần bên khung cửa sổ vắng, tôi ngồi lặng im thênh thang trưa nắng… bối rối trước cái tĩnh lặng đến xôn xao vô cùng của một trưa vàng dịu nắng tươi non…
Những trưa nắng, cái khung cửa sổ vắng – một mảnh ô cửa xưa từng là chiếc khung cửa sổ tuổi thơ có thật, giờ đã vỡ toang tới vô cùng thành một biểu tượng.

Cái khung cửa sổ giờ chỉ mình tôi có thể nhìn thấy được. Đó là nơi tôi ngồi học qua bao tháng năm học trò, là nơi tôi ngồi đọc những trang sách vàng niên thiếu, là nơi tôi ngồi viết, là nơi tôi dừng lại… là nơi nhắc tôi Dừng lại chút đi… vì trưa nắng đẹp quá hoặc là vì trưa nắng gắt quá…

Bên ô cửa sổ vắng, ấy là lúc tôi nhìn lại…

… Sau tất cả, những đam mê nhiệt lượng, những cuồng quay suy nghĩ, những toan tính dự định, những bất tận hồ nghi, những oằn mình nỗ lực, những tiếp xúc tư tưởng, những cái chạm, những cú rơi, những trải nghiệm, những gặp gỡ, những khoảng lặng, những hố sâu…, tôi lại bỗng thấy tôi tinh khôi trước một buổi trưa hè, có một khung cửa sổ nắng gió, có một góc trời tuổi thơ… Một âm thanh bán kem dạo, quán đồ hàng tí hon tôi bán phở cho mẹ, thành phố khủng long mà tôi cư ngụ cùng cu Tí, chiếc đèn lồng trung thu bố làm từ cái gáo xà phòng, có ánh nến lập lòe trong khu phố tối hồi ấy chỉ có trăng làm đèn đường… cái góc sân đầu ngõ dẫn vào nhà những cô bạn tuổi thơ…

Tất cả vẫn còn ở đấy ư? Như một dòng chảy song song âu yếm, chỉ chờ một con mương để rẽ sang dòng chảy tôi đang vội vã cuồn cuộn, để dòng chảy tôi không bao giờ cạn khô?

Những cái góc sân và khoảng trời ấy tôi đã đi qua biết bao nhiêu lần và tôi đã đi xa biết bao nhiêu lâu? Bấy lâu nay tuổi thơ tôi vẫn ở lại đấy… thỉnh thoảng ùa về da diết, như trưa nay, như một buổi trưa nào của nhiều năm về sau nữa… để tôi lại nghẹn đi trong nỗi nhớ thăm thẳm và một niềm tin mạnh mẽ hơn!

———————————————————————————————————-

Noon, June 4, 2017

… Flipping through the pages of an old diary, I came across an entry I wrote on a certain noon …

Noon, November 18, 2015

How many times, how many times have I sat in silent solitude by the window, enveloped in the boundless noon sunlight… feeling both overwhelmed and stirred by the profound quietude of a gentle golden afternoon…

The sunlit noons, that solitary window frame—a fragment of a window from my childhood, once real, now shattered into infinity, becoming a symbol.

That window now exists only in my mind. It was where I studied through countless school years, where I read the yellowed pages of youthful books, where I wrote, where I paused… where I was reminded to stop for a moment… because the noon sun was either beautifully serene or unbearably scorching…

By the empty window frame, that’s where I reflect…

… After all the passionate heat, the whirlwind of thoughts, the calculated plans, the endless doubts, the strenuous efforts, the intellectual exchanges, the touches, the falls, the experiences, the encounters, the silences, the depths… I find myself feeling pure again in a summer noon, with a sunlit, breezy window frame, a piece of childhood sky… The sound of the ice cream vendor, the tiny play shop where I sold pho to my mother, the dinosaur city I inhabited with little Tí, the Mid-Autumn lantern my father made from a soap can, with flickering candlelight in a neighborhood where only the moonlit night served as street lamps… the courtyard leading to the homes of childhood friends…

Is all of that still there? Like a parallel stream of tenderness, waiting for a channel to merge with my rushing current, so that my flow never runs dry?

How many times have I passed through those courtyards and skies, and how far have I wandered away? All this time, my childhood has stayed there… occasionally rushing back with an aching intensity, like this noon, like some noon many years from now… making me choke with deep nostalgia and a stronger sense of belief!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here