minvitamoon-blog-visa-schengen-germany-duc

Đối với những bạn đã biết về Visa Schengen (Visa ra vào các nước thành viên khối Liên Minh Châu Âu – EU) và đã từng thử sức xin visa Schengen tự túc, thì chắc chắn sẽ hiểu được rằng, việc chuẩn bị hồ sơ được đầy đủ và rõ ràng để đạt tỉ lệ đậu visa cao nhất là cực kì tốn thời gian, công sức và sự tỉ mỉ. Nhất là đối với những bạn muốn xin visa Schengen tự túc thông qua Đại sứ quán Đức – Đại sứ quán khó nhằn nhất trong các ĐSQ EU. Mình đã pass visa Schengen của ĐSQ Đức năm 2017, được duyệt thời hạn tối đa 90 ngày (max của thị thực ngắn hạn) theo đúng như nguyện vọng, mặc dù hộ chiếu tương đối trắng trẻo:D (thời điểm xin visa Đức hộ chiếu mình chỉ có mỗi hai con dấu du lịch Campuchia và Thái Lan). Đồng thời sau đó, mình cũng đã chia sẻ kinh nghiệm xin visa Đức cho 04 người bạn khác và có 03 bạn cũng pass như mình. Nghĩa là tỉ lệ thành công xin visa Schengen tự túc vào Đức theo kinh nghiệm của riêng mình, tính cả lần pass của chính mình nữa, là 4/5 (chuẩn 80%).

Có ba trường hợp sau để giúp các bạn quyết định nên theo hướng xin visa Schengen nào sẽ phù hợp nhất với mình.

1. Trường hợp các bạn chỉ muốn đi du lịch Châu Âu ngắn ngày (tối đa 01 tháng), không cần phải nhập cảnh vào Đức đầu tiên, thì nên xin visa Schengen vào Pháp hoặc Hà Lan (là các nước EU mở cửa với du lịch hơn và có qui trình làm thủ tục visa thông qua agency chuyên nghiệp khá thuận tiện, nên tâm lí khi đi nộp hồ sơ không bị căng thẳng). Tham khảo kinh nghiệm xin visa Schengen từ ĐSQ Pháp của mình nhé Bí Kíp Xin Visa Schengen Nhanh – Visa Du Lịch Pháp Tự Túc

2. Trường hợp các bạn muốn đi du lịch Đức ngắn ngày, thì cũng không nhất thiết phải đâm đầu nộp hồ sơ ở ĐSQ Đức. Bạn nên quay về trường hợp thứ nhất, xin visa Schengen vào các nước dễ thở hơn như Pháp, Hà Lan. Sau đó bạn từ Pháp, Hà Lan qua Đức du lịch vài ngày cũng được.

3. Trường hợp các bạn muốn xin được visa du lịch Châu Âu tối đa 90 ngày để đi cho đã đời, hoặc nhất thiết muốn xin visa nhập cảnh vào Đức (vì có nhiều người quen, bạn bè ở đó chẳng hạn), thì mình khuyên nên làm visa Schengen dạng đi thăm.

minvitamoon-blog-visa-schengen-germany-duc
Visa Schengen 90 ngày ĐSQ Đức cấp cho mình năm 2017

Mình pass visa Schengen vào Đức và đã đi vòng quanh Châu Âu thỏa thích trong vòng 90 ngày, chính là ở trường hợp thứ ba này: Xin visa Schengen thăm bạn ở Đức. (có thể là người thân hoặc bạn bè đều được). Mình sẽ chia sẻ với các bạn từng bước chi tiết giống như mình đã làm, đảm bảo có hồ sơ đạt tỉ lệ đậu visa cao nhất với thời hạn max nhất bạn mong muốn. Các bước như sau:

Bước 1: Cập nhật thông tin mới và chính xác nhất về xin thị thực của ĐSQ Đức và in bản Liệt kê giấy tờ (Checklist) của ĐSQ

Truy cập website chính thức của ĐSQ Đức ở VN : https://vietnam.diplo.de/

Ở trong mục Các dịch vụ lãnh sự, chọn mục Các quy định về thị thực nhập cảnh vào Đức đối với người nộp đơn tại Việt Nam. Chọn mục Thị thực đi thăm (Thị thực Schengen). Tại đây, các bạn sẽ có được Bản liệt kê các giấy tờ cần chuẩn bị (Checklist) một cách chuẩn xác và đầy đủ nhất (Các hướng dẫn tự phát trên mạng rất có thể sẽ bị thiếu hụt). Checklist trên trang chính thức này là chuẩn nhất.

Năm 2017 mình làm thì Checklist có dạng bảng pdf, được yêu cầu bắt buộc in ra để nộp cùng hồ sơ

minvitamoon-blog-visa-schengen-chau au-germany-duc
Checklist dạng pdf cũ ĐSQ Đức đã từng bắt buộc in ra nộp kèm hồ sơ.

Tuy nhiên năm 2018, website ĐSQ Đức đã update thông tin mạch lạc, trực quan trên website nên các bạn sẽ không cần phải lần mò down cái checklist pdf về nữa.

Nhưng các bạn vẫn nên in bản checklist mới này ra để tiện theo dõi việc chuẩn bị hồ sơ của mình, được giấy tờ nào thì tick luôn vào. Việc in checklist này ra thường các website hướng dẫn làm visa không nhắc đến, nhưng nó rất quan trọng. Checklist giúp các bạn tự mình cập nhật dần từng loại giấy tờ một cách đầy đủ và khoa học. ĐSQ Đức cũng có thể sẽ yêu cầu nộp kèm Checklist trong bộ hồ sơ để họ tiện theo dõi.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo checklist

Sau khi truy cập vào website của ĐSQ như bước 1, thì bạn đã có thể tự nhìn thấy danh sách đầy đủ các giấy tờ cần chuẩn bị. Đã tự đọc thông tin chính thức và tự hình dung ra sơ bộ rồi thì hãy bắt tay làm theo mình hướng dẫn nhé. Ở đây, mình nhấn mạnh lại và diễn giải chi tiết các giấy tờ quan trọng: ( Chỉ cần theo đúng hướng dẫn này là các bạn sẽ có một bộ hồ sơ hoàn thiện, đạt yêu cầu)

1.Hộ chiếu còn hạn ít nhất 3 tháng sau ngày dự kiến xuất cảnh khỏi Đức

2.Hai ảnh mới chụp, nền trắng 3.5×4.5, mặt chiếm 80% (Có link hướng dẫn ảnh chụp chuẩn trên website ĐSQ)

3.Một đơn xin thị thực Schengen khai đầy đủ (Có link tờ khai trực tuyến trên website ĐSQ)

4.Bản tuyên bố tự tay ký theo quy định tại Mục 8, Khoản 2, Điều 54 kết hợp với Điều 53 Luật Cư trú (Có link bản tuyên bố trên website ĐSQ)

5. Thư mời (Giấy bảo lãnh do người thân hoặc bạn bè ở Đức đi làm tại Sở Ngoại Kiều ở Đức) + Bản photo hộ chiếu và Giấy phép lưu trú của người thân hoặc bạn bè đang sống tại Đức (nên lấy bản scan màu cho rõ nét). Người mời có quốc tịch Đức thì không cần Giấy phép lưu trú. Người thân mời thì cần thêm giấy tờ chứng minh quan hệ họ hàng.

6.Giấy tờ chứng minh khả năng quay trở lại và sự ràng buộc tại Việt Nam:

+ Sổ hộ khẩu (bắt buộc)

+ Chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của con (nếu có)

+ Chứng nhận của trường học và cơ sở đào tạo (đối với học sinh, sinh viên)

+ Chứng nhận lương hưu, sổ bảo hiểm xã hội (nếu có)

+ Bản photo những thị thực Schengen từng được cấp (nếu có)

+ Chứng minh công việc (bắt buộc đối với những bạn trẻ độc thân, chưa có sở hữu nhà đất): Hợp đồng lao động hiện tại + Chứng nhận thu nhập (Bảng lương và Các khoản chuyển lương trong sao kê tài khoản ngân hàng) +  Đơn xin nghỉ phép  và Giấy chứng nhận lao động (với địa chỉ liên hệ của bên sử dụng lao động, vị trí làm việc trong công ty, được nhận vào làm bao nhiêu lâu)

7. Chứng minh khả năng tài chính của người đi thăm, đặc biệt là:

+ Giấy cam kết bảo lãnh của người mời ở Đức (Chính là cái Thư mời bảo lãnh làm ở Sở Ngoại Kiều ở Đức. Để chắc chắn hơn, trong phần Đơn xin thị thực nên tích vào mục Chi phí ăn ở, đi lại được đảm nhận bởi người mời. Tất nhiên, trên thực tế thì không nhất thiết phải vậy; nhưng trên giấy tờ thì nên thể hiện rõ điều đó)

+Sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất (Nên lấy sao kê của ngân hàng có các giao dịch chuyển khoản lương trong 3 tháng gần nhất. Bí quyết quan trọng nữa: Nên chủ động chi tiêu, giao dịch ở tài khoản ngân hàng định sao kê, trong vòng 3 tháng trước ngày định nộp hồ sơ để có được bản sao kê thuyết phục nhất)

+ Các bằng chứng khác: Sổ tiết kiệm + Xác nhận số dư ngân hàng (bắt buộc),  tiền cho thuê nhà, đất (nếu có)

8. Đặt chỗ chuyến bay đi và về (Có mã đặt chỗ là được, chưa cần mua vé thật rất tốn kém)

9. Bảo hiểm y tế du lịch cho khu vực Schengen cho thời gian lưu trú với mức bảo hiểm ít nhất là 30.000 Euro (Mình mua gói B 50.000Euro của Bảo Việt với giá 2.7 triệu VNĐ, hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu ĐSQ)

10. Bằng chứng về chỗ ở: Thư mời bảo lãnh + Scan hộ chiếu của người mời chính là một bằng chứng chỗ ở tại Đức. Nếu muốn đi lại thêm nhiều nước khác nữa thì cần thêm:

+ Xác nhận booking khách sạn (ở các nước Schengen khác định tới) Hoặc:

+ Giấy mời của bạn bè ở các nước khác (Giấy mời thêm này không cần phải là Thư mời bảo lãnh làm ở Sở ngoại kiều, chỉ cần là Giấy mời tự viết/đánh máy có kí tên của bạn bè mời. Nên lấy bản gốc, hi hữu thì lấy bản scan gửi qua email. Mình có mẫu loại thư mời này viết bằng tiếng Anh của bạn mình ở Pháp và Thụy Điển. Bạn nào cần thì comment lại email bên dưới cho mình nhé)

+ Bản photo (Scan là tốt nhất) hộ chiếu của người viết giấy mời

+ Bản photo giấy phép lưu trú, nếu người viết giấy mời không có quốc tịch nước đó. Người có quốc tịch viết giấy mời thì không cần.

Tất cả những địa điểm đến, chỗ ở và liên lạc của những người mời này, tính cả người viết Thư bảo lãnh chính, nên được tổng hợp lại thành một bảng lịch trình chi tiết và rõ ràng. Ngoài ra, bạn nên tự viết thêm một thư giải trình – Letter of Expression, trình bày các lí do, nguyện vọng cho chuyến đi tới ĐSQ. Mình có mẫu lịch trình và thư giải trình kiểu này bằng tiếng Anh, đã giúp ích rất nhiều trong việc đậu visa. Bạn nào cần thì comment lại email bên dưới cho mình nhé)

*Lưu ý giấy tờ quan trọng:

Quan trọng nhất: Thư bảo lãnh chính từ Đức

Quan trọng nhì: Các giấy mời nếu đi thêm nhiều nước khác + Lịch trình + Thư giải trình

Quan trọng ba: Các giấy tờ Chứng nhận lao động, Đơn xin nghỉ phép và Xác nhận số dư ngân hàng phải được cấp mới trong vòng 01 tháng đổ lại trước ngày nộp hồ sơ.

Bước 3: Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ

Bạn có thể dễ dàng đăng kí đặt lịch hẹn online trên website ĐSQ Đức. Email tự động xác nhận đặt lịch hẹn thành công sẽ được gửi lại ngay tức thì. In email xác nhận này ra để mang theo vào ngày đi nộp hồ sơ.

Bạn có thể đặt lịch hẹn sớm nhất là 12 tuần (3 tháng) trước ngày nộp hồ sơ. Không đặt sớm hơn. Cũng không đặt quá sát ngày nộp. Đẹp nhất là đặt hẹn khoảng 2 tháng trước ngày nộp hồ sơ. Ví dụ, mình muốn đến ĐSQ nộp hồ sơ vào mùng 10/5, thì mình bắt đầu lên website đăng kí lịch hẹn vào khoảng 28/2 đến 1/3 là vừa. Ngày nộp hồ sơ cũng nên trước ngày định khởi hành khoảng 2-3 tháng.

Bước 4: Sau khi đặt lịch hẹn tiếp tục hoàn thành nốt các giấy tờ theo checklist

Việc đặt lịch hẹn chỉ tốn mấy phút truy cập online trên website ĐSQ, nên bạn cần đặt lịch hẹn luôn vào thời gian hợp lí như bước 3 mình đã đề cập trên đây. Sau khi có lịch hẹn rồi thì lại tiếp tục chuẩn bị nốt giấy tờ theo checklist.

Bước 5: Đi nộp hồ sơ và phỏng vấn

Ngày tới nộp hồ sơ ở ĐSQ Đức, bạn sẽ qua bốn cửa như sau:

Cửa 1: Cửa an ninh của ĐSQ. Tại cửa này, bạn trình tờ xác nhận đặt lịch hẹn đã in ra. Nhân viên an ninh sẽ yêu cầu bạn để lại các vật dụng và điện thoại trong tủ cá nhân có khóa. Bạn chỉ mang theo hồ sơ đi nộp và ví (nhớ cầm ví vào nộp phí hồ sơ 60Eur đấy nhé)

Cửa 2: Phòng chờ kiểm duyệt hồ sơ xem đủ hay thiếu gì không. Bạn sẽ ngồi trong phòng chờ cùng nhiều người khác. Có một nhân viên kiểm tra hồ sơ sẽ gọi tên lần lượt. Người này sẽ xem hồ sơ của bạn có phải bổ sung gì nữa không. Nếu bạn đã chuẩn bị như mình hướng dẫn ở trên thì ở cửa này, bạn sẽ chẳng cẩn bổ sung gì nữa cả

Cửa 3: Cửa tiếp nhận hồ sơ chính thức và lấy dấu sinh trắc

Sau khi được kiểm duyệt sơ bộ, bạn ngồi chờ một lúc để được gọi vào các cửa tiếp nhận hồ sơ có đánh số và lấy dấu sinh trắc. Tại cửa này, nhân viên tiếp nhận sẽ hướng dẫn bạn lấy dấu tay sinh trắc và hỏi một vài câu hỏi về mục đích chuyến đi và thông tin người mời của bạn. Bạn cứ thoải mái trả lời thành thật, ngắn gọn. Sau đó, nhân viên này sẽ thu phí hồ sơ và đưa giấy hẹn cho bạn. Giấy hẹn của ĐSQ Đức thường là 12 ngày sau tới nhận kết quả visa.

Cửa 4: Nếu còn đủ thời gian thì bạn sẽ  được gọi vào cửa phỏng vấn trực tiếp với người Đức, có phiên dịch Việt bên cạnh. Nếu không kịp trong ngày hôm đó thì họ sẽ gọi điện hẹn bạn tới phỏng vấn với người Đức vào một buổi sau. Họ sẽ lại hỏi bạn mấy câu về mục đích, thời gian chuyến đi, thông tin người mời, thông tin công việc của bạn và lịch trình chuyến đi. Bạn đã chuẩn bị hồ sơ như mình hướng dẫn rồi thì cứ thoải mái trả lời ngắn gọn, lịch sự, đúng với hồ sơ là oke. Kết thúc phỏng vấn, bạn nhớ cảm ơn phiên dịch người Việt và thank you bác người Đức nhé. Đơn giản thế thôi nhưng quan trọng đấy nha.

Nghe mình liệt kê các cửa có vẻ ghê gớm nhưng mọi thứ đều được hướng dẫn theo qui trình cả và bạn cứ thế mà làm thôi. Quan trọng nhất vẫn là khâu chuẩn bị hồ sơ. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và mạch lạc thì không lo gì hết;) Vào thời gian cao điểm từ tháng 5-10 thì người vào nộp sẽ đông, bạn cần kiên nhẫn chờ đợi theo qui trình, đừng nôn nóng hay bất lịch sự với các nhân viên ĐSQ nhé. Chịu khó một chút cho được việc;)

Nộp xong xuôi ra về, bạn đợi mang giấy hẹn đến lấy kết quả sau 12 ngày làm việc nhé. Đậu thì họ đưa trả mỗi hộ chiếu. Trượt thì họ trả hộ chiếu kèm giấy nói lí do và hướng dẫn xin xem xét lại. Nhưng thường đã trượt là không khiếu nại được. 95% khiếu nại thất bại.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn chi tiết qui trình xin visa Schengen dạng đi thăm ở ĐSQ Đức (có thể tham khảo áp dụng với xin visa Schengen đi thăm ở các nước EU khác). Nếu bạn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, rõ ràng đúng như mình hướng dẫn thì cơ hội đậu visa chắc chắn 80-90%, với hạn visa lâu nhất có thể, max là 90 ngày cho visa du lịch/đi thăm ngắn hạn.

Mọi thắc mắc hay trao đổi thêm, mời các bạn comment bên dưới. Mình sẽ cố gắng giúp trong khả năng, kinh nghiệm xin visa tự túc của mình.

 

73 COMMENTS

  1. Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ kinh nghiệm rất bổ ích và chi tiết cho mọi người. Bạn có thể share giúp mình mẫu lịch trình và thư giải trình không ạ. Cảm ơn bạn rất nhiều. Email của mình maibtn.nt@gmail.com

  2. Cảm ơn những chia sẻ rất bổ ích của bạn. Bạn có thể cho mình xin cái Letter of Expression được không ạ ? Mình không có kinh nghiệm viết nên sợ lủng củng lại bị tạch mất thôi 🙁

    • Hi Nhat Bui,
      Rất xin lỗi vì đọc được comment của bạn quá muộn, do website của mình đang được fix lại gần đây.
      Nếu vẫn cần, bạn có thể reply lại email mình sẽ gửi qua cho nhé!

      Cheers,
      Minh

    • Hi Hạnh,
      Bạn check email nhé. Xin visa Pháp sẽ dễ thở hơn xin visa Đức nhiều, tỉ lệ đậu cao hơn, nên bạn đừng quá lo lắng nhé;)

      Gluck,
      Minh

  3. Cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm hữu ích! Mình cũng muốn xin visa du lịch Đức. Nếu ko có giấy mời thì có oke ko bạn?

  4. Bạn ơi mình cũng đang có kế hoạch xin visa Đức năm nay. Bạn cho mình xin mẫu thư giải trình với thư mời của bạn ở nước khác với được ko ạ? Cảm ơn bạn nhiều nha!

  5. Bạn ơi mình cũng đang xin visa Đức năm nay. Bạn có thể cho mình xin mẫu thư giải trình với thư mời bạn từ nước khác đc ko ạ? Cảm ơn bạn nhiều nha ạ!

  6. Chào bạn,
    Làm ơn cho tôi xin file Checklist được không bạn. Sáng 2/7 mẹ tôi đi phỏng vấn.
    Cám ơn bạn nhiều!

    • Rất xin lỗi Vân, mình vừa đi du lịch xa về, trên đường đi chưa kịp check tin nhắn của bạn. Mình không kịp giúp bạn như deadline rồi:( Hi vọng bạn đã hoàn thành hồ sơ xin visa ổn thỏa.

  7. Cảm ơn những chia sẻ rất bổ ích của bạn. Bạn có thể cho mình xin cái Letter of Expression được không ? Mình đang có ý định xin visa Schengen . Email nhulevietnam@gmail.com
    Cảm ơn bạn trước nha!
    Như

    • Hi Như Lê,
      Mình đã gửi email cho bạn rồi nhé. Rất vui vì bài viết giúp ích cho bạn;)

      Cheers,
      Minh

  8. Bạn ơi cho mình hỏi nếu như mình đang nghỉ làm để xả hơi một thời gian. Không có HĐLĐ và bản lương, chỉ đang giữ sổ bảo hiểm xã hội, và có đủ toàn bộ điều kiện, giấy tờ còn lại để làm visa thăm thân theo kinh nghiệm bạn nghĩ có đủ thuyết phục không nhỉ? Mình từng có visa công tác Đức cách đây 3 năm và 2 visa du lịch Pháp. Những lần trước mình toàn đang làm việc.

    • Hi Thương,

      Việc bạn đã từng có visa Đức và Pháp sẽ là một thuận lợi cho lần xin visa tới. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình, việc có một ràng buộc công việc (đối với người Việt trẻ) khi xin visa Schengen là tối quan trọng, giúp việc lấy visa trôi chảy hơn rất nhiều. Vì vậy, tuy đã nghỉ việc, nhưng bạn vẫn có thể contact công ty cũ của bạn nhờ giúp đỡ xác thực công việc và bảng lương đúng y như lúc bạn đang làm, kèm theo giấy xin nghỉ phép. Như vậy sẽ thuyết phục hơn rất nhiều, và cũng không có gì sai cả, vì thực tế bạn đã làm việc ở đó, coi như bạn muốn xin nghỉ phép dài ngày để đi du lịch.

      Gluck and cheers,
      Minh

          • Chị ơi e mới nộp hồ sơ vào ĐSQ Đức cới mục đích đi thăm quan. Được 1 công ty mời sang. Tiếc là thư mời của e bị sai địa chỉ. Tờ khai của e cũng sai sđt. Và e đã sửa sđt bằng bút bi. Có ký tên và ngày sửa bên cạnh. (1 người bạn e phỏng vấn trc có hỏi giúp và ngta nói đc sửa sđt). Hồ sơ của e đc nhận rồi và hẹn ngày đến lấy kết quả. Nhưng e lo quá. Tỷ lệ bị trượt cao lắm phải ko c 🙁
            E vẫn đang học để sang đức làm. Nếu lần này visa du lịch của e bị trượt thì sắp tới e xin visa đi làm có bị ảnh hưởng nhiều ko c. Liệu e có bị kiểu ko bao giờ nhận được visa nữa ko ạ. Mong c tư vấn giúp e. :((

          • Theo như chị thấy thì vấn đề chính là ở toàn bộ hồ sơ có đầy đủ và minh bạch hay không, còn sự nhầm lẫn như em nói thì vẫn có thể chấp nhận được. Không thể chỉ vì mỗi lí do như em nêu ra đây mà bị trượt visa được đâu em ạ. Có trường hợp những bạn còn bị viết đảo lộn tên trên giấy mời, mà vì hồ sơ đầy đủ nên vấn được cấp visa như thường.
            Về việc không bao giờ được nhận visa nữa thì không có việc đấy đâu em ạ, trừ khi em có tiền án tiền sự gì nghiêm trọng =) Cơ hội cho người Việt được cấp visa Schengen đang ngày càng mở rộng hơn, miễn là mình biết chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, thuyết phục em nhé.
            Gluck,

    • Hi Thúy,

      Thư giải trình Letter of Expression mà mình đề cập trong bài viết là kiểu thư bày tỏ nguyện vọng, lí do muốn đến Đức của mình để nộp kèm hồ sơ visa, tăng tính thuyết phục, chứ không phải dạng thư khiếu nại đâu bạn ah. Anw mình đã gửi email, Thúy check nhé.

      Cheers,
      Minh

    • Hi chị Hương,
      Em đã email mẫu lịch trình và thư giải trình bằng tiếng Anh cho chị rồi nhé!
      Chúc chị làm visa suôn sẻ nhé.
      Cheers,
      Minh

  9. Tuyệt vời rất cám ơn bạn, cho mình hỏi các giấy tờ cần công chứng thì làm ở phòng công chứng tư có được không vì mình nghe có người nói là nên công chứng của sở tư pháp mới được nhưng thấy giá khá mắc vì số lượng giấy tờ cần công chứng cũng khá nhiều. Cám ơn bạn nhiều.

    • Hi Dũng,
      Bạn hoàn toàn có thể công chứng ở phòng công chứng tư nhé. Nhanh chóng hơn và vẫn đảm bảo tính chất pháp lý, vì các phòng công chứng tư thì vẫn phải được thông qua bởi sở tư pháp mà.

      • Rất cám ơn bạn, cho mình hỏi bọn mình đã có thư bảo lãnh của người nhà ở bên Đức gửi về do Sở ngoại kiều cấp nhưng minh đi cả 2 vợ chồng mà giấy chỉ có 1 tờ ghi tên cả hai người liệu có được chấp nhận không hay phải nhờ người nhà làm thêm tờ nữa nhỉ. Các bản dịch bằng tiếng Anh có được không hay phải tiếng Đức bạn nhỉ?
        Bạn cũng làm ơn cho mình xin mẫu lịch trình và thư giải trình với nhé.
        Chúc bạn luôn khỏe và trân trọng cảm ơn nhiều!

        • Hi Dũng,
          Thư bảo lãnh có ghi đủ tên của hai vợ chồng là được rồi bạn nhé.
          Về mặt dịch thuật, nếu các giấy tờ gốc là bằng tiếng Anh sẵn rồi thì bạn không cần dịch. Nhưng nếu các giấy tờ tiếng Việt mà bạn mang đi dịch thuật thì tốt nhất nên dịch ra tiếng Đức cho thuận lợi nhé.
          Thân,
          Minh

  10. Chào bạn,
    Cảm ơn bài hướng dẫn chi tiết của bạn,
    Bạn có thể cho mình xin mẫu lịch trình và thư giải trình được không ạ ?
    Email của mình: anhmdesign@gmail.com
    Cảm ơn bạn nhiều nhé
    P.Anh

  11. Hi bạn,mình sang Đức theo diện thăm thân,thời gian lưu trú khoảng 2 tuần, người bảo lãnh là em rể mình,vậy mình cần giấy tờ gì để chứng mình quan hệ nhỉ,em rể mình là người Đức.
    Thứ 2 là toàn bộ giấy tờ mình phải dịch sang tiếng Đức hết hả b,sổ tk ngân hàng và sao kê 3 tháng lương gần nhất có cần phải dich sang tiếng Đức lun ko nhỉ ??,bảng sao kê lương dày mấy trang a4 lận,huhu

    • Hi Ngoc Le,

      Mình đã đọc email và cmt của bạn, xin trả lời các thắc mắc của bạn nhé:
      Thứ 1:Bạn đi Đức theo diện thăm thân,thời gian lưu trú là 2 tuần, người mời là em rể của bạn,nếu muốn chứng minh quan hệ này thì bạn cần:
      1/Sổ hộ khẩu gia đình (có bao gồm thông tin của bố mẹ và hai chị em bạn)
      2/Giấy khai sinh của bạn và em gái bạn (thể hiện quan hệ chị em cùng cha mẹ)
      3/Giấy đăng kí kết hôn của em gái và em rể người Đức của bạn
      Tuy nhiên, nếu không muốn phức tạp, em rể của bạn có thể mời bạn theo dạng thăm bạn bè, không cần đề cập quan hệ họ hàng nhiều khi khiến ĐSQ lo sợ về khả năng ở lại. Năm 2017 đi Đức, mình được bạn người Đức mời theo dạng thăm bạn, hoàn toàn oke nhé.

      Thứ 2: Hồ sơ gốc đã có bản tiếng Anh thì không cần dịch. Giấy tờ gốc nào bằng tiếng Việt mới cần dịch sang tiếng Đức
      Thứ 3: Sao kê có song ngữ tiếng Anh cũng không cần dịch tiếng Đức nữa bạn nhé.
      Cuối cùng, về lịch trình, bạn check email mình đã gửi đính kèm cho bạn nha.

      Cheers,
      Minh

  12. Hi Min
    Ngày dự định đi Đức của mình là ngày 24t5,mình đang chuẩn bị các hồ sơ cần thiết,vậy khi nào mình đk lịch hẹn với lsq là hợp lý nhỉ

    • Hi Ngoc,
      Nếu bạn dự định đi ngày 24/5 thì hợp lí nhất là bạn đặt lịch hẹn trước hai tháng nhé; khoảng 24/3.
      Cheers,
      Minh

  13. Cảm ơn Minh đã dành thời gian viết và chia sẻ các kinh nghiệm quý báu khi làm visa Đức.
    Rất cảm ơn nếu bạn share mình mẫu lịch trình và thư giải trình của bạn.
    Ah, bạn mình là người Đức thì có phải bắt buộc tới Sở ngoại Kiều ở Đức để làm thư mời ko?
    Chân thành cảm ơn Minh nhiều! Email mình là : trang_ton@yahoo.com

  14. Chị ơi nếu như em đã nộp hồ sơ ở ĐSQ Hà Lan và bị tứ chối thì em có nên xin visa lại từ dầu ngay không chị?

    • Hi Hanh,
      Việc này còn phụ thuộc vào lý do hồ sơ của em bị ĐSQ Hà Lan từ chối. Nếu lý do là hồ sơ chưa đầy đủ thì em có thể chuẩn bị đầy đủ để xin lại từ đầu. Còn nếu vì các lý do khó khăn khác thì chắc là em nên chờ một thời gian sau nhé.
      Cheers,
      Minh

  15. Bạn có thể cho mình xin mẫu thư mời viết bằng tiếng Anh của bạn của bạn ở Pháp và Thụy Điển được không, mình cảm ơn. Mình đang rất cần. Cảm ơn bạn.

  16. Hi Minh, C và chồng C cũng đang có kế hoạch thăm thân tại Đức, và vì chưa đi du lịch nhiều nên cũng lo bị trượt visa. E có thể cho C xin mẫu lịch trình,thư giải trình và thư mời của Pháp và Thụy Điển để C tham khảo và làm theo không. Cám ơn em nhiều nhé. Gmail của Chị : tranngocdiemquynh1983@gmail.com. Thanks em.

    • Hi chi Quynh,
      Em đã email cho chị mẫu thư giải trình và thư mời của bạn em ở Pháp và Thụy Điển rồi nhé. Chúc anh chị sớm có visa;)
      Cheers,
      Minh

  17. Hi Minh, cảm ơn những chia sẻ của bạn về kinh nghiệm xin Visa Schengen, tháng 12 này mình có kế hoạch đi thăm bạn ở Đức, bạn mình cũng đã đặt lịch hẹn để lấy giấy mời ở SNK, bạn có thể cho mình xin mẫu lịch trình và thư giải trình để mình tham khảo qua email vananhngo2310@gmail.com được không. Cảm ơn bạn rất nhiều!

    • Hi Vân Anh,

      Mình đã gửi mail mẫu lịch trình và thư giải trình cho bạn rồi. Có gì khó khăn bạn có thể trao đổi, mình sẽ cố gắng giúp trong khả năng có thể.

      Cheers,
      Minh

  18. Hi bạn Minh,

    Cám ơn bạn vì đã chia sẻ những kinh nghiệm thông tin bổ ích. Mình cũng đang làm giấy tờ xin visa Schengen, bạn cho mình xin mẫu thư giải trình, lịch trình cũng như thư mời được không? Mẹ bạn trai mình mời mình qua Tây Ban Nha chơi 12 ngày vậy là đi theo dạng thăm thân hay du lịch ha bạn?

    Cám ơn Minh nhiều.

    • Hi Nhi,
      Cảm ơn đã ghé thăm blog của Minh. Mình đã email các giấy tờ để bạn tham khảo, bạn check nhé. Nếu có thư mời bảo lãnh từ nước Schengen bạn định nhập cảnh thì mặc định là Thăm thân bạn nhé. Thăm thân có 2 loại là thăm người thân và thăm bạn bè. Ở đây, người mời không có quan hệ ruột thịt với bạn thì sẽ là theo dạng thăm bạn nhé.

  19. Chào chị , chị cho em xin cái lịch giải trình vs lịch trình đươc không a ? cho em hoi Nếu có quan hệ chú cháu thì sao chứng minh quan hệ vay chi ? ,chị cho em hỏi cách chứng minh của chị ạ
    Làm phiền và cám ơn chị rất nhiều a
    Thanks chị nhiều !
    tanglieuhoa.vn@gmail.com

    • Hi Hoa,
      Nhìn chung, thư mời thăm thân Đức sẽ là dạng thư bảo lãnh xin ở Sở Ngoại Kiều (một mẫu đơn), như chị đã nói trong mail. Thăm thân ở đây có thể hiểu là thăm người thân hoặc thăm bạn. Nếu quan hệ không phải ruột thịt bố mẹ, anh chị em, thì tốt nhất em cứ làm thăm bạn.

      Cheers,
      Minh

  20. Em cảm ơn chị về bài chia sẻ , nó vô cùng hữu ích với bản thân em và moi người.
    Em rất mong muốn chị gưi dùm em Mẫu Letter of Expression và lịch trình qua email: duongthiphuongnam995@gmail.com
    Em chúc chị ngày mới tốt lành và cảm ơn chị Minh một lần nữa.

  21. Hi Minh,
    Nhóm mình đang lên kế hoạch xin visa Pháp du lịch tự túc. Minh cho mình xin mẫu Letter of expression của bạn nhé. Cảm ơn bạn nhiều!

  22. Rất cám ơn những chia sẻ của bạn, mình có kế hoạch đi Đức thăm dì út vào tháng 10, bạn cho mình xin mẫu lịch trình và thư giải trình cùng với cách thức trình bày mối quan hệ (ví dụ như in hình ảnh, các đoạn chat rồi dán lên giấy A4 hay như thế nào ạ?)
    Email của mình là phamdan.1989@gmail.com.
    Cám ơn bạn nhiều lắm.
    Chúc bạn mọi điều may mắn

    • Hi Đan,

      Mình đã email mẫu lịch trình và thư giải trình của mình cho bạn rồi nhé. Chủ yếu là làm lịch trình rõ ràng cùng các hồ sơ chứng minh đầy đủ như mình đã liệt kê.
      Còn hình ảnh và các đoạn chat Đan có thể thêm vào nếu có (Cái này mình không làm trong hồ sơ hồi xin visa thăm thân Đức và vẫn lấy visa oke). Bạn cứ để ảnh chụp và ảnh chụp các đoạn chat thể hiện tương tác là được rồi (tuy mình nghĩ cũng không quá cần thiết, chỉ là cho chắc thêm thôi), không cần in ra rõ ràng chữ nghĩa đoạn chat vì dù sao chúng cũng mang tính cá nhân mà, không nhất thiết lắm đâu.

      Chúc Đan xin visa thuận lợi nhé!

      Cheers,
      Minh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here