gan nhu la nha

Khi những dòng tự sự sau cùng của “cuốn lưu bút” Gần Như Là Nhà rót đầy “ly cuối” vào tâm trí tôi, cũng là lúc, ngón tay tôi bất giác lướt khẽ từng sợi dây trong suốt trên chiếc ukulele Brownie tone trầm, trong vô thức…

Chẳng phải là cuốn sách ấy có gì liên quan đến âm nhạc khiến tôi muốn chơi đàn. Mà đó đơn giản chỉ như, một hành động hồi đáp lại những lời tâm sự thầm kín rất thật của ba chục người Việt trẻ – đều là những du học sinh/nghiên cứu sinh đã và đang trải nghiệm học tập – làm việc ở nước ngoài, như một cái gật đầu thấu cảm của tôi dành cho câu chuyện của các bạn ấy, rằng: “Tôi hiểu. Cảm ơn các bạn đã chia sẻ thật lòng”.

Gần Như Là Nhà, quả nhiên, giống như một tập lưu bút “thời mực tím”, mà theo style upgrade lên nhiều lần về cả không thời gian của môi trường học tập – làm việc, con người – tư tưởng, những trải nghiệm toàn cầu và những kí ức đa văn hóa, những đồ sộ cảm xúc và vô vàn những sâu sắc tâm tư…

Từng câu chuyện, từng lời mở lòng, chúng chân thật tới bất ngờ, như thể các độc giả hẳn phải là người thân thiết nhất của những người viết, thì mới được nghe những tâm sự sâu kín như thế… Tuy nhiên, sau tất cả, thì vẫn còn đó của cuốn sách, bao nhiêu là ô trống, vô tình hay cố ý, cho chúng ta điền vào…

Cảm xúc chủ đạo của Gần Như Là Nhà

Xuyên suốt tập sách là những người Việt trẻ đi ra thế giới (theo con đường du học – nghiên cứu):

Dù là chọn sống khép kín; hay háo hức hòa nhập để rồi lại bị rơi vào khép kín; hay tưởng gần như là hòa nhập đấy mà hóa ra trong lòng trống rỗng lắm; hoặc hòa nhập được theo một cách riêng cân bằng, với đa chiều nhận thức…

Thì vẫn đều là những tâm hồn hoang mang kiếm tìm; thấm thía cô đơn; trượt ngã khỏi kì vọng; lạc lõng giữa hai bờ; băn khoăn về identity; day dứt giữa về hay ở; thao thức về nguồi cội, về những khác biệt giá trị-niềm tin; vừa được tận hưởng lại vừa phải trăn trở về những trải nghiệm đa văn hóa, để rồi cuối cùng không biết mình fit/vừa vặn với nền văn hóa nào, là ai và thuộc về đâu…?

Gần Như Là Nhà – Những trải nghiệm riêng và chung

Hơn ba mươi bài viết của những người Việt trẻ nửa cuối 8x – nửa đầu 9x, chia sẻ về những trải nghiệm đi học tập/ nghiên cứu ở nhiều đất nước khác nhau (tất nhiên chủ yếu là Anh, Úc, Âu, Mỹ). Mỗi câu chuyện là một mảnh ghép riêng, đủ hết các cung bậc trải nghiệm nơi xứ người: tích cực và tiêu cực, gam tối lẫn sắc hồng…

Mỗi người phải xoay sở, vật lộn để khẳng định, trang trải và đạt được mục tiêu theo những cách khách nhau, nhưng trong sâu thẳm đều đã phải trải qua những áp lực trầm cảm, những mặc cảm giận dữ, những bối rối-âu lo về bản năng tự hào lẫn tự ti dân tộc cứ đan xen…

Bên cạnh nhiều kỉ niệm đẹp về cảnh vật, con người, những chuyến đi…, thì họ còn cảm nhận và đối diện với racism/sự kì thị chủng tộc ở nhiều mức độ:

Từ thậm tệ như “cút về nước chúng mày đi bọn Trung Quốc, Châu Á”; hay phổ biến như kiểu các cơ hội (công việc, thực tập, vui chơi party…) luôn ít hơn người da trắng, nên cứ phải gồng lên cố gắng gấp ba gấp bốn (nhưng những nỗ lực này lại thường xuyên bị người bản địa nhìn nhận là sự cạnh tranh Châu Á, hoặc nhẹ nhàng hơn thì là sự quan trọng hóa điểm số thái quá); cho tới tinh vi ẩn giấu như kiểu kết bạn chỉ vì be nice – lịch sự hoặc vì một mục đích, nghĩa vụ nào đó (câu chuyện cô bạn Nikki của “Fiona Phượng”; những cái bắt tay xã giao nhanh chóng thay thế bằng dăm miếng pate nguội ngắt trong buổi tiệc của A.D…)

Nhưng sau tất cả những cơn bão lòng và sự gắng gồng nơi xa xứ, ở sâu trong họ vẫn luôn tồn tại một điểm chung:

Niềm nhớ nhung những thứ bình dị của quê hương – những món ăn, mùi vị, cảnh trí, kí ức, gia đình… (mặc dù khi trở về thì lại hoàn thất vọng, lạc lõng… vì đã xa lâu, và vì hãy còn đó bao mặt tiêu cực của một đất nước đang phát triển); vẫn còn xúc động với những thứ giản đơn rất Việt Nam như một câu hỏi “Con ăn cơm chưa?” nghe được trên đất khách (câu chuyện của nhà văn đạt giả Pulitzer người Mỹ gốc Việt – Phan Thanh Việt); vẫn mang trong mình cảm thức – bản năng người Việt sâu sắc, như một lẽ tự nhiên, dù đôi lúc nó mờ đi, tưởng như biến mất, không luôn luôn hiện hữu, nhưng hóa ra, nó vẫn tồn tại trong sâu thẳm, chỉ chờ những tác nhân dù bé nhỏ nhất, khơi dậy!!

Mua Gần Như Là Nhà tại Tiki Sách Bản Đẹp

Đọc GNLN và ngẫm lại những trải nghiệm cá nhân

Bất cứ bạn trẻ Việt nào đã từng có những trải nghiệm ở nước ngoài, đặc biệt là các nước Âu, Mỹ, Úc…, thì đều có thể tìm thấy sự đồng điệu và dễ dàng thấu hiểu từng câu chuyện trong Gần Như Là Nhà. Tôi cũng đã cứ tư lự, rồi buồn thay, hay thi thoảng bật cười cảm thông với từng câu chuyện được kể ấy.

Mặc dù, bản thân tôi lại trải nghiệm đi nước ngoài theo một cách khác: Du lịch bụi và Trao đổi văn hóa bằng kết bạn-thư mời. Style này thì vô cùng phổ biến đối với các bạn trẻ Âu-Mỹ sau khi tốt nghiệm Đại học/High school, nhưng lại chưa hề thông dụng với các bạn Việt trẻ.

Từ thời sinh viên ở Ngoại Thương, học cùng và tiệc tùng thường xuyên với nhiều bạn sinh viên trao đổi từ Pháp, Mỹ, Đức, Hàn…, cho tới thời đi làm cùng các sếp và đối tác người Áo, Nhật, Pháp, Đức…; rồi từ khi quit job và cùng Anh lang thang dọc khắp Việt Nam, loăng quăng vài nước Châu Á, sống một tháng hippie ở làng ven biển Sihanouk – Campuchia cùng hàng chục thanh niên Âu, Mỹ, Phi… rời xứ “đi khắp thế gian” khác, cho tới thời Ta ba lô đi bụi khắp Châu Âu… Tôi đã có cơ duyên gặp gỡ và kết bạn với rất nhiều những người bạn đa quốc gia đáng mến – những người đều có trải nghiệm đi lại rất nhiều nơi và mang trong mình hệ tư duy cởi mở, phóng khoáng.

Và chính nhiều người bạn trong số đó, sau này đã viết thư mời “đóng góp” vào bộ hồ sơ xin visa đi Châu Âu nhiều tháng trong hai năm 2017, rồi lại 2018 của tôi.

Những chuyến Châu Âu của tôi không phải là những tour du lịch cưỡi ngựa xem hoa chớp nhoáng, cũng lại chẳng cố định lâu dài ở một đất nước EU và trong một khuôn viên thành phố – trường học như style du học.

Đó là những chuyến đi bụi dài ngày thực thụ, vừa đi và vừa ở rải khắp nhiều thành phố, làng mạc và thị trấn ở Châu Âu, giống như cái cách mà các bạn trẻ Âu – Mỹ lang thang sống và kết bạn bản địa khắp các nước Đông Nam Á.

Đó thực sự là những chuyến đi lớn của tôi, theo phong cách trải nghiệm sống cùng người bản địa trong những khu dân cư và làng cổ ở Đức, Séc, Áo, Thụy Điển… – giao lưu văn hóa ở những hubs du lịch lớn nhất Châu Âu như Amsterdam, Paris, Berlin, Prague, Rome, Madrid, Vienna…, trong những phòng dorms mười mấy thanh niên tới từ nhiều quốc gia – make friends trên đường đi, trong các quán bar-lễ hội, hay là từ khắp những căn bếp chung của các hostels giá rẻ… Thậm chí có những thành phố trung chuyển mà tôi phải đi qua đi lại không biết bao nhiều lần trong mỗi chuyến đi, như Prague hay Paris.

Chính biên độ trải nghiệm rộng và cường độ tiếp xúc sâu trong những chuyến đi bụi Châu Âu ấy, đã khiến tôi có cơ duyên được gặp gỡ rất nhiều kiểu người tới từ các thành phố và vùng văn hóa khác nhau ở Châu Âu:

Từ những người bạn cũ ở Pháp, Đức, Thụy Điển dễ mến cái thời quen nhau ở Đông Nam Á, cho tới những người bạn mới vô cùng cởi mở đến từ Đan Mạch, Séc, Mỹ, Úc, Hà Lan, Colombia…;

Rồi từ những bạn còn rất trẻ mới tốt nghiệp xong cấp Ba ở Mỹ cho tới những người bạn già tóc bạc trắng ở những vùng quê nước Séc; từ những người bản địa hết sức open-minded và háo hức sẻ chia các giá trị đa văn hóa cho tới những “thanh niên thôn”/ dân địa phương cả đời sống quanh quẩn ở một thị trấn/city nhỏ, với những tư duy kì thị hết sức cổ hủ và cũ kĩ như những hòm sắt rỉ;

Từ việc gặp gỡ được những người bạn tâm giao có thể đồng điệu từng mảnh tâm hồn cho tới những cuộc đụng độ với những tay soát vé tàu điện xấu tính ở Frankfurt hay mấy bà thu ngân siêu thị cau có và gã tài xế “trẩu tre” ở Prague (Praha)…

Chưa kể, ngoài việc tiếp xúc với những người bạn đa quốc gia và rất nhiều người bản địa khác nhau, tôi còn có cơ hội gặp gỡ và sinh hoạt cùng cộng đồng người Việt ở nước ngoài: từ những bạn nghiên cứu sinh tiến sĩ các ngành khoa học cơ bản ở vùng L’Aquila vùng Abruzzo miền Trung nước Ý cho tới những cộng đồng người Việt bán hàng ở khắp các thị trấn và thành phố lớn nhỏ rải rác cộng hòa Séc. Tôi cùng Anh thậm chí còn có dịp trải nghiệm đứng bán hàng tạp hóa nhiều tuần cho những người dân thuần địa phương ở ngôi làng Moraská xinh đẹp – những người mà một chữ tiếng Anh họ cũng không dùng và tôi đã phải bắt đầu học rất nhanh tiếng Séc bán hàng cơ bản trong những tuần đó :).

Tôi đã nhìn thấy rõ đó đây sự phân biệt đối xử với người Việt nói riêng và người nhập cư nói chung; đồng thời lại cũng được nói chuyện với những người bản địa thật lòng trân trọng những nỗ lực và đóng góp của cộng đồng người Việt.

Tôi nhìn thấy phần đông những người Việt sống co cụm thành cộng đồng nhỏ và vẫn không chút hòa nhập sau hàng chục năm xa xứ; đồng thời cũng lại thấy có những người Việt đã hòa nhập tốt văn hóa – ngôn ngữ trong thế giới học đường, công sở bản địa.

Tôi cũng được biết rất nhiều người Việt thành công và trở nên super rich ở cộng hòa Séc, thậm chí có những cặp đôi còn rất trẻ mà đã bán hàng kiếm tiền tỉ, thế nhưng lại hoàn toàn trống rỗng về những giá trị phát triển con người…

Tôi cũng chứng kiến, bên cạnh những người Việt siêu giàu là đầy rẫy những người Séc bản địa nghèo khó, đi làm thuê cho người Việt hoặc thậm chí còn rất hay ăn trộm đồ ở các cửa hàng Việt. Và tất nhiên, bên cạnh những người bản địa trung lưu đầy đủ các quyền lợi và trợ cấp xã hội cao, là những người Việt nhập cư lậu sang tìm đường mưu sinh, sống vật lộn qua ngày ở các khu chợ hay hàng ngàn những người nhập cư vô gia cư khác nằm ngủ dặt dẹo khắp các bến xe/tàu điện ngầm ở Praha, Roma, Paris…

Chính từ những trải nghiệm đa dạng cường độ cao ấy ở khắp các vùng văn hóa Châu Âu, với đủ style con người khác nhau, tôi đã lượm lặt được cho mình những góc nhìn đa chiều và nhiều giá trị đa diện: đầy đủ cả mặt tích cực và tiêu cực, những kỉ niệm tươi rói cùng bạn bè bốn phương lẫn cùng những khoảnh khắc bị động chạm sâu thẳm tới lòng tự tôn cá nhân – dân tộc.

Thế nên, thực sự tôi đã rất thấu hiểu từng câu chuyện được chia sẻ trong Gần Như Là Nhà, nhìn rõ các diễn biến tâm lý và hình dung mồn một từng cảnh vật/sự kiện/con người…mà các bạn ấy kể lại. Tuy nhiên, có lẽ cũng vì thế mà tôi còn nhìn thấy rất nhiều ô trống xuyên suốt cuốn sách…, để mà bàn rộng ra, hay là điền thêm vào…

Một vài nguyên nhân dẫn tới những hụt hẫng của các du học sinh

Các nguyên nhân của những trạng thái cảm xúc vô định, trôi nổi khi du học xa xứ tuy có được nhắc tới đâu đó trong từng câu chuyện, nhưng có lẽ vẫn cần có một sự tổng kết rõ ràng và gọi ra đầy đủ. Tôi cho rằng các nguyên nhân ấy, chúng bao gồm:

– Chưa trải nghiệm đủ ở Việt Nam qua các tầng văn hóa sâu rộng và những góc nhìn đa chiều để đào sâu và định hình identity dân tộc cũng như bản thân. Nó đồng nghĩa với việc chưa build đủ giá trị nội tại mà đã đi ra ngoài, nên rất dễ gặp phải sự trống rỗng hoang mang và quá tải. Tất nhiên, việc sớm đi ra ngoài cũng sẽ là một cách để người ta nhận ra mình còn thiếu nhiều giá trị tự thân và đã quá vô tâm với những giá trị dân tộc.

– Chưa ra ở riêng ở Việt Nam. Một tuổi thơ phổ biến kéo dài xuất phát từ văn hóa đã khiến cho hầu hết các bạn Việt trẻ xuất thân từ các cities lớn không có cơ hội ra ở riêng tự lập, cho tới tận khi được ném sang một đất nước khác…

– Kì vọng quá cao về chân trời du học và những mộng tưởng màu hồng, khi mà chưa được nghe những chia sẻ sâu thẳm từ những người đi trước. (Hầu hết các tác giả trẻ trong Gần Như Là Nhà cũng thú thật, rằng họ đã phải giấu nhẹm đi nhiều mặt tối tăm của cuộc sống du học, cho tới khi ngồi trải lòng ra viết cuốn sách này)

– Nhiều bạn trẻ chọn đi du học như một sự trốn chạy: vì muốn thoát khỏi cuộc sống gò bó với gia đình, không muốn đối mặt với đời sống đi làm vỡ mộng sau tốt nghiệp hay thậm chí là còn có cả nguyên nhân nghe có vẻ buồn cười nhưng lại rất thật đó là: từ trước tới nay chỉ giỏi nhất việc học mà chưa trải nghiệm nhiều giá trị cuộc sống khác, nên lại cứ tiếp tục đâm đầu học cao lên, mà chưa kịp một lần cho chính bản thân mình một cơ hội cảm ngộ “Điều gì mới thực sự là meaningful với mình?”

– Bị suy nghĩ lối mòn về việc cứ đi trải nghiệm chân trời mới ở nước ngoài là phải đi du học, mà không thử nghĩ đến những ý tưởng đi ra thế giới khác biệt hơn. (Tôi đã đi bằng con đường du lịch bụi, kết bạn – thư mời; và tới đây sẽ là “digital nomad visas” …) Tất nhiên việc du học khi bạn thực sự mong muốn và xác định rõ những giá trị mình cần từ nó thì lại là một điều thật tuyệt vời! (Tôi tốt nghiệp cử nhân QTKD ĐH Ngoại Thương, nhưng sau những hành trình dài đó đây “outside và inside”, tôi biết rằng nếu có chọn học cao lên thì sẽ không phải là MBA, mà là cái gì đó về “Positive Psychology… – “match” với những hạt giống tôi đã gieo dọc theo những trải nghiệm của mình)

– Nhiều bạn du học sinh trong môi trường học tập mới (cũng là do quá bận bịu với bài vở và trang trải chi phí) nên chưa sắp xếp cho mình thời gian cân bằng với những hoạt động sở thích, như “build feeling” cho âm nhạc – nghệ thuật – nhạc cụ – dance – sport – cheerleading…để phát triển những giá trị đa chiều làm nên bản sắc cá nhân, giúp hòa nhập tự tin hơn. Không nhất thiết phải theo lối món “build cá tính cool” nghĩa là đi party-tiệc tùng hay chạy theo các hoạt động ngoại khóa xô bồ…

Gần Như Là Nhà – Những điểm Ưu và Nhược

Ưu điểm của cuốn sách này nằm ở toàn bộ những câu chuyện được chia sẻ vô cùng chân thật  và sâu sắc của các bạn trẻ du học sinh/nghiên cứu sinh ở nước ngoài.

Chẳng hạn như là những dòng tự sự đầy rẫy những câu hỏi vừa hóm hỉnh, vừa triết học của A.D Hoàng hay những chuyến road trip hoang dại cùng nước Mỹ của Nguyễn Huyền ở Phần 1 “Những Nơi Rất Xa”

Câu chuyện đầy trăn trở về mặt tối và sáng của cả những xã hội đã phát triển và xã hội đang phát triển trong “Chúng ta kề nhau và mỗi chúng ta đơn côi” của L.K; những bài học ngộ ra rất sáng rõ và thiết thực của Chi Nguyễn trong “Ở đâu đó sẽ luôn có plan B”; hay như những trải lòng không chút giấu giếm của “Fiona” Phượng và Cao Chy trong “Cái tên Mỹ của tôi” và “Hai câu hỏi tuổi 30”; rồi cả những lý tưởng “…làm người nước Nam…” rất đáng quí của Nguyễn Nhật Huy trong “Lời hứa tôi muốn giữ… Và nhiều chia sẻ phong phú khác ở Phần 2 “Những Điều Chưa Biết”

Phần 3 “Đường Rất Dài” cũng là những câu chuyện không thể nào quên:

Như bài “thơ xuôi” súc tích mà vô cùng ấn tượng với những nét chấm phá gần như hoàn thiện về “Một thế hệ hoang mang” của Sơ Nguyên.

Hành trình nước Mỹ đầy rẫy những “up và down” của Trần Diệu Huyền cùng những lời thú nhận rất thẳng thật

Những lá thư từ khắp các chân trời phiêu lưu, qua lăng kính kiến trúc – khảo cổ – hình khối và nối ám ảnh không thời gian mênh mông vs. đời người nhỏ bé của Nguyễn Yến Phi.

Hay như chiếc “Boomerang” Minh Trang định nghĩa cội nguồi – quê hương bằng một khái niệm rất ngắn thôi: Gia đình và Bà.

Phần 4 “Đi Ngược Về Xuôi” sẽ đưa ta đến:

Nỗi ám ảnh mang tên “Tàu điện ngầm” của Trang Nhung, đại diện cho những vật lộn khá phố biến của nhiều người trí thức Việt muốn “sinh tồn đúng trình độ” ở nước ngoài…

Những câu chuyện bí mật bây-giờ-mới-kể về biết bao nhiêu công việc lao động tay chân vất vả đằng sau các công việc nghiên cứu bậc cao của nhiều nghiên cứu sinh trong truyện “Từ gian bếp…Đến giảng đường” của Ngô Lê Hoàng Phương.

Cho tới tận Phần 5 “Gần Như Là Nhà”, những câu chuyện vẫn vừa tiếp nối mạch chung, vừa chốt lại trong tâm trí ta bằng nhiều màu sắc riêng:

Như giọng tự sự thân mật đầy hóm hỉnh của Tố Linh trong “Chuyện con mèo bay qua Đại Tây Dương”, hay chính là câu chuyện của một cô gái Việt “relax” mang theo anh chồng Mỹ về sống ngon ơ ở VN 🙂

Điệu Blues của người lưu vong “Diaspora” được chia sẻ bởi Khánh Linh trong “Almost Home”:

“So,

here you are

too foreign for home

too foreign for here

never enough for both”

Câu chuyện “Một thế kỉ đi về” với hành trình giao thoa Pháp – Việt đầy những quá khứ và hiện tại thú vị của Vanessa Pham, để đạt tới một điểm cân bằng trong tâm hồn người kể chuyện.

“Lá thư gửi mặt trời phương Bắc” đầy cảm xúc của Hà Trang Vân, gieo vào lòng ta từng mảnh đêm hè Na Uy vàng nắng muộn…và cả những câu chuyện tuyết trắng…những trái tim nhiệt đới xứ lạnh…

Và còn rất nhiều những câu chuyện sâu sắc khác xuyên suốt cuốn sách Gần Như Là Nhà mà tôi chưa trích ra ở đây, những sẽ không quên…


Nhược điểm của Gần Như Là Nhà nằm ở phạm vi sưu tầm nội dung của cuốn sách.

Toàn bộ cuốn sách mới chỉ tập trung vào góc nhìn và trải nghiệm của một bộ phận du học sinh/nghiên cứu sinh Việt ở nước ngoài.

Chúng ta đều biết rằng, vẫn còn đó biết bao nhiêu người Việt Nam ở nước ngoài theo những kiểu dạng khác nhau:

Những người tìm đường sang mưu sinh, bán hàng kinh doanh – để rồi có người siêu giàu nơi đất khách (định cư, sắm nhà xe thoải mái và bay qua lại Á-Âu như đi chợ) và có kẻ nghèo mạt chốn tha hương (sống vất vưởng, lắt lay chẳng dám mong ngày về); nhiều người Việt trẻ F1 sang bán hàng theo gia đình rồi trở nên super rich với cơ ngơi riêng hay những người Việt F2 hòa nhập thuần thục ở CH Séc…; những người trẻ đi phiêu du – trải nghiệm với những trải nghiệm bản địa sâu rộng; người trẻ từ bỏ sự nghiệp/học vị ở VN để sang định cư theo chồng/vợ/con nhỏ, có được bộ giấy tờ “xịn” để rồi stay/work at home với biết bao nhiêu vật lộn và đánh đổi…

Mua Gần Như Là Nhà Tại Tiki Sách Bản Đẹp

Những “final thoughts” về cuốn sách và về “Viet core values”

Gần Như Là Nhà sẽ là một cuốn sách đáng nhớ đối với những người Việt trẻ đã và đang có nhiều trải nghiệm ở nước ngoài.

Nó cũng là một cuốn sách đáng đọc dành cho những ai muốn có được góc nhìn thẳng thật về đời sống du học/nghiên cứu ở các nước top đầu thế giới.

Đồng thời, cuốn sách cũng sẽ mới chỉ là một vài mảnh ghép trong cả một tổng thể bức tranh nhiều mảng màu phức tạp về đời sống của biết bao nhiêu người Việt Nam tha hương, theo đủ mọi “định dạng”, trình độ và lứa tuổi.

Còn việc đứng trước hai câu hỏi phổ quát được trở đi trở lại xuyên suốt cuốn sách, thì có lẽ tôi sẽ đưa ra cách trả lời của riêng mình.

Về câu hỏi “Thuộc về đâu?”, …

…. thì có lẽ câu trả lời không nhất thiết phải là A hoặc B, không nhất thiết chỉ có hai “options”: hoặc là xã hội phát triển kiểu “ceasar salad” – đa sắc nhưng tách rời, đơn độc; hoặc là xã hội VN “buble” truyền thống – không có “privacy and individualism”.

Mấu chốt nằm ở chỗ mỗi người nên tìm và tạo ra cộng đồng kết nối của riêng mình, dù khó. Nó là cả một hành trình và cơ duyên…
Quan trọng là sống ở đâu mà có những “true friends and soulmate”… Và một “free ticket to travel anywhere around the world” …


Về câu hỏi “Identity” của cá nhân nói riêng và Việt Nam nói chung,…

…tôi khá đồng ý với quan điểm về lý tưởng “làm người nước Nam” và hành động “chọn ở Việt Nam – chọn thử thách” của Nguyễn Nhật Huy cũng như những cảm thức – bản năng Việt ăn sâu vào tiềm thức được nhắc đi nhắc lại, trực tiếp hay gián tiếp qua hơn 30 câu chuyện được kể…

Vậy có lẽ, Identity Việt – Việt Core Values định nghĩa giản đơn lắm bạn ơi, nó đơn giản chỉ là:

– “You’re born Vietnamese and accept being Vietnamese…” – Bạn sinh ra là người Việt và chấp nhận mình là người Việt với tất cả những mặt tích cực và tiêu cực của của đất nước, dân tộc.

– Bạn vốn đã mang trong mình những bản năng và cảm thức Việt sâu thẳm, trong tiềm thức, trong vô thức… Nó vốn ở đấy, và sẽ mãi ở đấy thôi…

– Người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung thường sẽ giấu đi nhiều nội tâm chan chứa của mình, không phải lúc nào cũng nói ra

– Và riêng tôi, tôi định nghĩa người Việt mình là một dân tộc của những “fighters and chillers”, và đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn những người Việt trẻ hướng tới điểm cân bằng giữa “fighters và chillers” để tạo ra một thế hệ “fillers” mới – điền vào chỗ trống cho những values của dân tộc trong thời đại mới.

– Identity Việt sẽ hiển thị rõ ở lý tưởng: Chọn ở/về VN là chọn cuộc sống nhiều thử thách nhưng cũng đầy ắp cơ hội của một quốc gia đang phát triển, là chọn việc đi tìm ra và sáng tạo các giá trị mới tốt đẹp còn chưa hiển hiện…, chọn việc be Vietlocal – go Global để đạt tới những đa giá trị cân bằng.

Riêng tôi, tôi thích làm một người Việt Go Global, hoặc một người nước ngoài gốc Việt mà vẫn giữ nhưng cảm thức Việt sâu sắc; hơn là cố làm một người Local Đức, Mỹ, Úc…an nhàn, nhàm chán, xóa sổ nguồn gốc, để rồi trống rỗng và trì trệ trong những lớp vỏ bọc mới rời rạc…

Cuối cùng thì, xã hội nào (kể cả phát triển hay đang phát triển) thì đều có những vấn đề của riêng nó… Chỉ có điều, “lose job” hay “quit job” ở VN ư? – không phải là mất tất cả…

Và này, ở một nước đang phát triển như Việt Nam, người ta lại được kích thích lên đường khám phá chân trời mới mạnh mẽ hơn…

Còn đây là một vài cuốn sách thú vị khác:

Đọc Và Hiểu Suối Nguồn Của Ayn Rand

Sapiens: Lược Sử Loài Người Của Yuval Noah Harari – Review Và Tổng Kết

Cuộc Cách mạng Một-Cọng-Rơm – Làm Nông Vô Vi Hay Lão Tử Thực Hành

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here